Marketing

Marketing

Ngày nay trong xu thế toàn cầu hoá, sự nở rộ của nhiều doanh nghiệp tạo nên thị trường kinh doanh sôi động với hàng loạt thương hiệu nổi bật. Trong khuynh hướng cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các thương hiệu, để đứng vững trên thị trường cũng như đem lại dấu ấn khác biệt thì Marketing được xem như giải pháp tối ưu cho bài toán cạnh tranh.

Vậy Marketing là gì? Marketing là một định nghĩa rộng lớn mà hầu hết các tác gia nổi tiếng đều cố gắng gói gọn nó trong một vài con chữ. Một cách ngắn gọn và chính xác nhất, GS. Philip Kotler (Giáo sư Marketing nổi tiếng nhất thế giới – “cha đẻ” của Marketing hiện đại) cho rằng: “Marketing là quá trình tạo dựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng nhằm mục đích thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức từ những giá trị đã được tạo ra”.

Môi trường Marketing tạo nên các cơ hội và đe dọa cho doanh nghiệp. Vì vậy, khi học môn này các nhà Marketing tương lai sẽ được cung cấp các và trang bị các kiến thức, kỹ năng ứng phó cũng như khắc phục những vấn đề trong doanh nghiệp:

• Nghiên cứu và phân tích khách hàng và thị trường – thu thập thông tin và phân tích bắt đầu từ thị trường, nhu cầu người tiêu dùng và các yếu tố tác động đến doanh nghiệp như vi mô, vĩ mô

• Phân khúc thị trường – cung cấp sản phẩm/dịch vụ phải phù hợp với đặc trưng của thị trường đó

• Phân tích lợi thế cạnh tranh – để có thể vạch ra chiến lược phù hợp

• Xác định thị trường mục tiêu – thị trường phải phù hợp với năng lực doanh nghiệp

•Hoạch định chiến lược marketing – để hoạch định marketing mix

• Xây dựng giải pháp cho khách hàng – đáp ứng nhu cầu và làm hài lòng khách hàng tiềm năng

• Xây dựng chiến lược giá, kênh, truyền thông và thương hiệu – xây dựng thương hiệu đứng vững trong thị trường và tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp.

• …

Định hướng

Ngày nay, lĩnh vực Marketing có rất nhiều chương trình truyền thông, hoạt động quảng cáo và trên các kênh online Marketing giờ đây trở thành tâm điểm mà được nhiều bạn trẻ lựa chọn để chuẩn bị bước vào cao đẳng, đại học. Liệu Marketing có phải là “quảng cáo, tiếp thị, pr…”? Để hiểu sâu hơn về ngành Marketing và cơ hội làm việc của ngành này ra sao?  Chúng ta hãy cùng tìm hiểu để có 1 định hướng đúng đắn cho tương lai sau này nhé!

Sinh viên sẽ có những kiến thức kỹ năng và đủ năng lực đảm nhận các vị trí trong ngành Marketing. Cơ hội việc làm cao do nhu cầu thị trường về nguồn nhân lực marketing trong nhiều năm vừa qua luôn có sự ổn định nhất định và gia tăng theo quy mô và loại hình doanh nghiệp. Được trang bị các kiến thức và kỹ năng toàn diện về Marketing để phát triển nghề nghiệp, phát huy những đặc tính cá nhân như thích giao tiếp, năng động, sáng tạo, tư duy logic, có khả năng cạnh tranh ở các vị trí từ quản lý đến chuyên viên như sau:

    1. Chuyên viên nghiên cứu 

• Phối hợp với các phòng ban liên quan lên kế hoạch và triển khai hoạt động nghiên cứu khách hàng & đối thủ

• Lập bảng khảo sát, tiến hành khảo sát và phân tích các thông tin, dữ liệu về khách hàng, đối thủ và diễn biến thị trường

• Thực hiện các buổi phỏng vấn chuyên sâu với khách hàng và khách hàng mục tiêu

• Lập báo cáo về định hướng sản phẩm, nhu cầu khách hàng, tình hình thị trường

• Đề xuất các thay đổi về sản phẩm/dịch vụ, định hướng tiếp cận khách hàng dựa trên kết quả khảo sát

• Làm việc với các đối tác cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường để có các dữ liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu – báo cáo.

• Liên tục cập nhật xu hướng thị trường và nghiên cứu của các agency khác

    2. Chuyên viên Marketing

• Tiến hành nghiên cứu thị trường để tìm ra câu trả lời cho các yêu cầu, thói quen và xu hướng của người tiêu dùng.

• Liên hệ với nhà cung cấp bên ngoài để triển khai sự kiện và chiến dịch quảng cáo.

• Lập kế hoạch và triển khai các sáng kiến để tiếp cận khách hàng mục tiêu thông qua kênh truyền thông thích hợp như mạng xã hội, email, truyền hình, v.v…

• Hỗ trợ phân tích dữ liệu marketing (kết quả chiến dịch, tỷ lệ chuyển đổi, lưu lượng truy cập…) để định hình chiến lược marketing trong tương lai.

• Đảm nhận các nhiệm vụ độc lập trong kế hoạch marketing được phân công.

    3. Chuyên viên phát triển và quản trị thương hiệu

• Xây dựng phát triển bộ nhận diện thương hiệu và quản lý ứng dụng bộ nhận diện thương hiệu.

• Quản lý bộ nhận diện thương hiệu của công ty 

• Triển khai và phát triển thương hiệu của công ty 

• Xây dựng và lập kế hoạch chiến lược thương hiệu/định vị/kích hoạt thương hiệu
• Kiểm soát việc vận hành các hoạt động quảng cáo, truyền thông, thiết kế theo đúng nhận diện thương hiệu

    4. Chuyên viên Marketing trực tuyến

• Sắp xếp dữ liệu và báo cáo hàng tháng về số liệu hiệu quả của tất cả các kênh truyền thông trực tuyến, sử dụng số liệu này để lên kế hoạch cho hoạt động marketing online trong tương lai

• Viết bài SEO hiệu quả cho trang web và bài đăng blog việc làm, trang tin bên ngoài theo yêu cầu của quản lý.

• Quản lý các chiến dịch marketing qua email của công ty.

• Cập nhật các thay đổi và cải tiến trên các kênh truyền thông xã hội, tư vấn kênh mới và cách áp dụng.

0382 109 000

Đăng ký tư vấn miễn phí